Hiện nay có nhiều bệnh nhân không biết mình bị đục thủy tinh thể và nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Điều này dẫn đến tình trạng phát hiện bệnh muộn và không thể chữa trị. Vì vậy người bệnh cần biết rõ triệu chứng, nguyên nhân của bệnh là gì và cách điều trị căn bệnh này.
Bệnh đục thủy tinh thể là gì?
Thể thủy tinh còn được gọi là thấu kính của mắt. Bộ phận này có kích thước bằng hạt bắp, trong suốt và nằm sau con ngươi.
Bình thường thấu kính này phải trong suốt để ánh sáng có thể đi qua và hội tụ tại võng mạc, giúp mắt nhìn thấy rõ mọi vật.
Đục thủy tinh thể (còn được gọi là cườm khô, cườm đá, cườm hạt) là một căn bệnh khi thể thủy tinh bị mờ, khiến cho ánh sáng bị tán xạ và không thể đi qua để vào võng mạc, vì vậy hình ảnh mà mắt nhìn thấy được cũng sẽ bị mờ đi.
Căn bệnh này thường xuất hiện ở người từ 50 tuổi trở lên, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm suy giảm thị lực dẫn đến mù lòa.
Triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể
- Giảm thị lực: Mắt nhìn mờ, nhanh mỏi khi tập trung nhìn vào màn hình tivi, máy vi tính, điện thoại di dộng hoặc khi đọc sách báo
- Bình thường cần đeo kính khi đọc sách mới nhìn rõ chữ, nhưng sau một thời gian bỏ kính ra mới nhìn rõ chữ
- Ban đêm nhìn thấy đèn xe sẽ bị lóe sáng, ban ngày bị chói sáng khó nhìn, khi vào trong mát dễ nhìn hơn.
- Hình ảnh nhìn thấy bị nhòe đi, cảm giác có một màn sương che phủ trước mắt
- Nhìn một vật ra hai hoặc ba hình ảnh giống nhau
- Cảm thấy có hiện tượng ruồi bay, chấm đen, đóm đen xuất hiện trước tầm nhìn.
Nguyên nhân gây ra bệnh đục thủy tinh thể
- Tuổi tác: Do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khi còn trẻ, thể thủy tinh sẽ trong suốt, nhưng càng lớn tuổi thể thủy tinh sẽ mờ dần
- Chấn thương: Khi bị chấn thương vùng mắt cũng có thể gây ra bệnh đục thủy tinh thể.
Ngoài ra còn có có yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:
- Căng thẳng trong thời gian dài
- Mắt tiếp xúc nhiều với tia tử ngoại, tia hồng ngoại
- Môi trường sống: Vùng nắng nhiều và gay gắt, vùng bị ô nhiễm
- Người bệnh bị các bệnh về mắt tái đi tái lại nhiều lần như viêm giác mạc, viêm kết mạc, khô mắt,…
- Người mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, cao huyết áp,…
- Sử dụng thuốc: Người sử dụng thuốc để điều trị một số loại bệnh gây tác dụng phụ lên mắt
- Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng khiến mắt không đủ dưỡng chất cần thiết
- Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có tiền sử bị bệnh đục thủy tinh thể.
XEM THÊM http://thuocbomat.duocphamnamthaiduong.com/san-pham/duc-thuy-tinh-the-thoai-hoa-diem-vang/
Cách điều trị bệnh đục thủy tinh thể đúng cách
Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mù lòa trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Vì vậy người mắc căn bệnh này cần được điều trị kịp thời.
Cách điều trị bệnh được chia theo hai trường hợp như sau:
1. Điều trị bệnh ở giai đoạn đầu
Nếu bệnh chỉ mới ở giai đoạn đầu và chưa giảm thị lực nhiều, người bệnh chưa cần thiết làm phẫu thuật.
Trong trường hợp này, người bệnh cần cung cấp vitamin C, A, E, …cho mắt để làm chậm sự tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể.
Ngoài ra cần tăng cường ánh sáng nơi làm việc, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đeo kính râm hoặc đội mũ rộng vành khi đi ra ngoài.
Người bệnh cần tạo một lối sống lành mạnh : Không uống rượu, bia và hút thuốc lá.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung thêm Lutein và zeaxanthin cho mắt.
Bênh cạnh đó, các bác sĩ tại các bệnh viện mắt cũng khuyên người bệnh nên dùng thêm sản phẩm Luxanthin E – cung cấp Lutein và Zeaxanthin tự nhiên cho cơ thể nhằm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đục thủy tinh thể.
Ngoài ra Luxanthin E còn cung cấp dưỡng chất như vitamin E, vitamin A giúp tăng cường thị lực, bảo vệ đôi mắt sáng khỏe hơn.
2. Điều trị bệnh ở giai đoạn nặng
Bệnh đục thủy tinh thể khi tiến triển nặng hơn sẽ làm thị lực giảm sút đáng kể. Lúc này phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật.
Người bệnh sẽ được làm phẫu thuật bằng cách đặt thể thủy tinh nhân tạo vào mắt thay cho thể thủy tinh tự nhiên đã bị mờ đi.
Phương pháp này sẽ giúp người bệnh hồi phục thị lực nhanh chóng và ít xảy ra biến chứng.