LOẠN THỊ – NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Loạn thị là một tật khúc xạ phổ biến ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người trưởng thành. Loạn thị ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người mắc tật khúc xạ này. Vậy loạn thị là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Loạn thị là gì?
Loạn thị là một tật khúc xạ mắt rất thường gặp. Nó xảy ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc, khiến mắt bị mờ. Giác mạc là bộ phận trong suốt có hình chỏm cầu nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt.
Giác mạc khi không còn giữ được độ cong hoàn hảo mà bị biến dạng không đều. Khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau (có thể ở phía trước hoặc phía sau võng mạc). Những người có nguy cơ mắc các tật khúc xạ này:
Di truyền: Tiền sử gia đình có người bị mắc các tật khúc xạ này hoặc có các rối loạn ở mắt. Đặc biệt người có cả bố và mẹ thì nguy cơ cao bị loạn thị.
Tổn thương mắt: Những người bị sẹo giác mạc có thể dẫn đến loạn thị.
Mắc các tật khúc xạ: Bị cận thị hoặc viễn thị quá nặng.
Tiền sử phẫu thuật mắt
Tuổi tác: Thực tế, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn người trẻ.
Triệu chứng bệnh loạn thị
Những người mắc tật khúc xạ này thường gặp các triệu chứng ban đầu sau:
Mắt mờ, nhìn hình ảnh bị mờ, nhòe hoặc biến dạng.
Nhìn một vật có hai hoặc ba bóng mờ.
Khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách.
Một số dấu hiệu khác như nhức mỏi mắt, chảy nước mắt, đau đầu, đau cổ, đau vai gáy… cũng có thể xảy ra.
Chẩn đoán loạn thị
Khám mắt kỹ lưỡng và toàn diện sẽ giúp các bác sĩ xác định được tật loạn thị cũng như phát hiện ra các vấn đề khác. Một số kiểm tra có thể được thực hiện như kiểm tra thị lực bằng bảng đo thị lực, đo độ cong giác mạc, kiểm tra khúc xạ, bản đồ giác mạc…
Vì loạn thị thường xảy ra chậm trong thời gian dài, nên bệnh nhân thường bỏ qua các triệu chứng của tật. Hãy đến bệnh viện kiểm tra mắt ngay nếu cảm thấy có bất kỳ sự thay đổi thị lực nào.
Nếu bị loạn thị nặng thì cần phải áp dụng các biện pháp điều trị để tránh bệnh diễn biến nặng hoặc gây ra nhược thị.
Phòng ngừa loạn thị
Tật khúc xạ này do di truyền là không thể phòng tránh. Tuy nhiên theo các chuyên gia tại bệnh viện mắt, các nguyên nhân còn lại có thể được phòng ngừa và hạn chế bằng cách:
– Tránh các tổn thương mắt có thể xảy ra
– Làm việc ở nơi có ánh sáng đầy đủ, tránh nơi quá tối hoặc phải đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc với nguồn sáng quá mạnh và chói
– Dành thời gian để mắt nghỉ ngơi khi làm việc trước máy tính, đọc sách hay các công việc tỉ mỉ khác
– Điều trị các bệnh lý về mắt (nếu có), điều trị sớm và triệt để, tránh gây biến chứng loạn thị
– Khi đã bị các tật khúc xạ rồi thì phải đi khám và điều trị sớm, tránh bệnh diễn biến nặng
– Ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt. Ưu tiên cá hoặc thức ăn giàu vitamin A trong các loại quả màu đỏ (gấc, cà rốt, cà chua,…).
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sản phẩm TOVISION để ngăn ngừa loạn thị và các bệnh về mắt. Thành phần chính là cao việt quất, được nhiều nghiên cứu chứng minh là rất tốt cho mắt.
Hãy gọi về hotline 18009215 (miễn phí cước) để được tư vấn và mua hàng uy tín.
Hoặc mua hàng trực tiếp tại website: duocphamnamthaiduong.com