Dược Phẩm Nam Thái Dương
Lầu 2: 51/2A Thành Thái, P14, Q10, TPHCM
Mon-Sat: 08:00 - 17:00
27 Th5 2022
cận thị ở trẻ em

Tổng hợp nguyên nhân gây cận thị ở trẻ em 

Ngày nay tỉ lệ cận thị ở trẻ em ngày càng gia tăng. Do sự phát triển vượt trội của mạng lưới Internet, cộng với việc tiếp xúc thiết bị điện tử sớm. Vì vậy tình trạng cận thị sớm là điều không thể tránh khỏi. Cùng nhau tìm hiểu về những nguyên nhân gây cận thị ở trẻ em, để có biện pháp khắc phục phù hợp nhé. 

 

Cận thị ở trẻ em 

Cận thị là tật khúc xạ về mắt xảy ra rất phổ biến. Khi bị cận thị, trẻ sẽ gặp khó khăn khi nhìn xa. Mang mắt kính là cách “chữa cháy” tốt nhất và giúp con nhìn rõ mọi vật hơn.

Nguyên nhân cận thị ở trẻ em 

 Tuy nhiên, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây cận thị ở trẻ em cũng rất quan trọng, giúp phụ huynh có biện pháp phòng ngừa cho trẻ.

Dùng thiết bị điện tử nhiều 

Các thiết bị điện tử bao gồm máy tính, smartphone có chứa ánh sáng xanh nhân tạo. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây nên tình trạng mỏi mắt, đau mắt. Vì vậy, khi cho bé tiếp xúc với thiết bị điện tử phụ huynh nên kiểm soát thời gian, nhằm hạn chế cận thị ở trẻ em. 

Ánh sáng trong phòng không đủ 

Điều kiện ánh sáng trong phòng không đủ cũng là nguyên nhân gây ra cận thị ở trẻ em. Học tập, đọc sách trong phòng tối, ánh sáng yếu sẽ khiến mắt của trẻ điều tiết nhiều. Do đó, sẽ khiến cho mắt của trẻ bị khô, nhức mỏi và dễ dẫn đến cận thị. 

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết trẻ bị cận thị 

Phụ huynh sẽ dễ dàng nhận biết con có bị cận thị hay không thông qua các dấu hiệu dưới đây nhé. 

Xem tivi ở khoảng cách gần 

Xem tivi ở khoảng cách gần là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết con trẻ có cận hay không. Khi cận trẻ có xu hướng ngồi gần để dễ dàng nhìn rõ vật thể hơn. 

Thường xuyên dụi mắt 

Bé có thói quen tập trung nhìn lâu một vật hay người đó và đột nhiên đưa tay lên dụi mắt. Điều đó chứng tỏ bé có khả năng bị cận. 

Nheo mắt khi nhìn các vật ở xa 

Nheo mắt lại để nhìn các đồ vật ở xa là phản xạ bình thường khi bé bị cận. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần quan sát kỹ hơn để có biện pháp phòng cận cho trẻ. 

Cách phòng ngừa cận thị ở trẻ em 

Các cách dưới đây sẽ giúp phụ huynh kiểm soát được tình trạng cận thị ở trẻ. 

 

  • Hạn chế cho con tiếp xúc với thiết bị điện tử là cách phòng cận hiệu quả. Thay vào đó, tích cực gia tăng các hoạt động ngoài trời để con có thể thoải mái vui chơi, nâng cao thể chất. 
  • Thiết lập ánh sáng, không gian học tập cho con đầy đủ để ngừa cận. 
  • Chú ý tư thế ngồi học của con vừa tránh cong vẹo cột sống, vừa làm giảm nguy cơ cận thị. 
  • Bổ sung Vitamin A từ thực phẩm cà chua, bí đỏ, gấc nhằm cải thiện thị lực, ngừa cận. 
  • Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để mắt được thư giãn, không bị khô, mỏi.
  • Không đọc sách hay dùng máy tính lâu quá 20 phút, để hạn chế mỏi mắt. 

 

12 Th9 2020

NHƯỢC THỊ Ở TRẺ EM: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Nhược thị là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra suy giảm thị lực ở trẻ nhỏ và không thể cải thiện được bằng các cách thông thường như đeo kính, dùng kính áp tròng. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải đi kiểm tra mắt định kỳ cho trẻ giúp phát hiện sớm và có những điều trị thích hợp. Vậy nguyên nhân nhược là gì? Phương pháp điều trị ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Nhược thị ở trẻ em
Nhược thị ở trẻ em

Nhược thị là gì?

Nhược thị là tình trạng thị lực một hoặc hai bên mắt bị kém đi do mối liên kết giữa mắt và não bộ không được phát triển đầy đủ, khiến cho hình ảnh từ mắt bệnh bị não bỏ qua làm thị lực bị suy giảm.

Bệnh nhược thị mắt chia làm hai loại, thứ nhất là nhược thị chức năng là tình trạng thị lực có thể cải thiện sau một thời gian điều trị và phục hồi chức năng. Thứ hai là nhược thị thực thể là tình trạng mắt không thể phục hồi hoàn toàn trở về bình thường được.

Nguyên nhân nhược thị

Khi bé có những triệu chứng sau bố mẹ cần đưa bé đến những phòng khám mắt uy tín để kiểm tra, giúp phát hiện bệnh nhược thị sớm để đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời cho bé.

Mắt lác: Là hiện tượng hai mắt hướng về hai hướng khác nhau.

Mắc các tật khúc xạ: Một hoặc hai mắt có vấn đề, thường không đồng đều giữa hai bên hay còn gọi là bất đồng khúc xạ.

Đường đi của ánh sáng tới võng mạc bị cản trở: Đục thủy tinh thể bẩm sinh, sụp mí, sẹo ở giác mạc làm cho mắt không thể tiếp nhận tốt hình ảnh truyền đến não.

Ngoài ra, khi bé có các biểu hiện khác như nheo mắt. mỏi mắt hay nghẹo cổ khi nhìn không rõ.

Hầu hết các nguyên nhân trên có thể khắc phục được nếu chuẩn đoán sớm trước 6 tuổi. Điều trị không đúng hoặc không kịp thời, mắt sẽ bị nhược quá nặng và khó có thể cứu chữa được.

Do đó, để phát hiện sớm nhược thị, nên cho trẻ đi khám mắt ở các thời điểm quan trọng như: trước tuổi mầm non, trước khi vào mẫu giáo, trước khi vào lớp một và tái khám hằng năm.

Phương pháp điều trị nhược thị

Việc điều trị nhược thị cần được tiến hành sớm. Dưới đây là một số phương pháp điều trị nhược thị mà bố mẹ có thể tham khảo:

Điều trị theo nguyên nhân: Cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, như đục thủy tinh thể, cận thị, viễn thị…sau đó bố mẹ phối hợp với Bác sĩ để điều trị đạt được kết quả. Khi bị nhược do các tật khúc xạ, bé có thể mang kính để điều chỉnh, sau đó tập phục hồi chức năng để cải thiện thị lực của mắt. Trường hợp bé bị đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể tiến hành phẫu thuật để thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo.

Điều trị theo phương pháp tập luyện: Ở trẻ em, nhược thị đa phần là do thần kinh, do đó, luyện tập nhằm kích thích phục hồi dẫn truyền của thần kinh thị giác từ có cải thiện thị lực. Dùng miếng dán để dán lên mắt khỏe mạnh nhằm kích thích thị lực của mắt yếu hơn và giúp não bộ tham gia vào hoàn thiện quá trình phát triển thị lực.

Ngoài ra, để giúp bé hỗ trợ điều trị nhược thị và ngăn chặn các bệnh về mắt, các bậc phụ huynh có thể sử dụng sản phẩm KOCATHI và TOVISION, được chiết xuất từ cao việt quất có chứa thành phần anthocyanosid, có tác dụng tăng sắc tố võng mạc, tăng độ nhạy cảm cho mắt trong việc phân biệt các chi tiết, màu sắc, tăng khả năng dung nạp ánh sáng giúp võng mạc, thích nghi với cường độ ánh sáng khác nhau, tăng cường thị lực cho mắt và vô hiệu hóa những gốc tự do gây hại đến võng mạc.

Kocathi và Tovision - ngăn ngừa nhược thị
Kocathi và Tovision – ngăn ngừa nhược thị

Gọi về hotline 18009215 (miễn phí cước) để được tư vấn và mua hàng uy tín.

Hoặc gọi mua hàng trực tiếp tại website: thuocbomat.duocphamnamthaiduong.com

22 Th4 2020

Các câu hỏi thường gặp về cốm sáng mắt Kocathi

Bài viết sau đây sẽ trả lời một số câu hỏi về sản phẩm Cốm sáng mắt Kocathi, giúp người dùng dễ dàng nắm bắt thông tin sản phẩm bao gồm thành phần, công dụng, cách dùng và địa chỉ mua hàng đáng tin cậy.

 

Cốm sáng mắt Kocathi có nguồn gốc, xuất xứ ra sao?

Cốm sáng mắt Kocathi được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế Hải Dương, là một trong những doanh nghiệp dược phẩm có uy tín tại Việt Nam với hệ thống máy móc hiện đại, đạt tiêu chuẩn GMP-WHO tại Hải Dương.

Hiện nay, Cốm sáng mắt Kocathi được phân phối tại Công ty TNHH Dược Phẩm Nam Thái Dương.

Sản phẩm Kocathi có những thành phần gì?

Cốm sáng mắt Kocathi là sản phẩm sở hữu công thức tối ưu với các thành phần cần thiết cho mắt.

Mỗi gói cốm 3g chứa:

Cao Việt Quất (Bilberry extract):…………………..50mg

Natri chondroitin sulfat:…………………………….50mg

Kẽm gluconat:………………………………………10mg

Astaxanthine:…………………………………………2mg

Vitamin B1:…………………………………………..2mg

Vitamin B2:…………………………………………..2mg

Selen từ nấm men:…………………………………..5mcg

Kocathi
Kocathi

Các thành phần trong Kocathi có công dụng ra sao?

Cao việt quất (Bilberry extract)

Trong quả việt quất có chứa anthocy anosid có tác dụng làm tăng sắc tố võng mạc, tăng độ nhạy cảm của mắt trong việc phân biệt các chi tiết, màu sắc, tăng khả năng dung nạp ánh sáng giúp võng mạc thích nghi với các cường độ ánh sáng khác nhau, tăng cường thị lực cho mắt và vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại đến võng mạc.

Cao việt quất - Thành phần chính của Kocathi
Cao việt quất – Thành phần chính của Kocathi

Natri chondroitin sulfat

Natri chondroitin sulfat là một polysaccharid. Chondroitin là thành phần cấu trúc màng tế bào, có trong thành phần sợi chun các mạch máu, sụn khớp, xương, da, giác mạc mắt. Chondroitin có tác dụng duy trì tính đàn hồi của các sợi chun tại các mô liên kết: Gân, cơ, dây chằng, đặc biệt là trong các tổ chức mắt giúp ổn định cấu trúc mắt.

Kẽm gluconat

Kẽm là một khoáng chất vi lượng có khả năng chống oxy hóa cao, rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt. Kẽm có tác dụng giúp máu lưu thông trong mắt dễ dàng, cải thiện khô mắt, rát và mỏi mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,…

Astaxanthine

Astaxanthine có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, bảo vệ mắt khỏi tác động của tia tử ngoại, ánh sáng có cường độ cao, từ đó phòng tránh được tình trạng nhức mỏi mắt.

Vitamin B1, B2

Vitamin B1 (hay còn được gọi là Thiamin), giúp bảo vệ các đầu dây thần kinh và đóng vai trò giúp cơ bắp co giãn. Nếu thiếu vitamin B1 trong một thời gian dài, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, mắc chứng suy giảm trí nhớ, giảm thị lực, có thể tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể,…Vitamin B2 có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi sắc tố ở võng mạc, giúp mắt thích nghi với ánh sáng, phòng được các triệu chứng như: nhức mắt, mỏi mắt, chảy nước mắt.

Selen

Selen là một khoáng chất vi lượng thiết yếu cho cơ thể, nó hoạt động như một chất chống oxy hóa có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Với khả năng chống lại các gốc tự do gây hại, selen giúp bảo vệ các tế bào, tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim, giảm nguy cơ mắc u bướu, ung thư, ngăn ngừa đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, cải thiện chứng khô mắt,…

Công dụng chính của Kocathi là gì?

Cốm sáng mắt Kocathi chuyên hỗ trợ cải thiện thị lực, giúp giảm mỏi mắt, khô mắt, hạn chế quá trình lão hóa mắt.

Những ai nên sử dụng Kocathi?

  • Người thị lực yếu, khô mắt, mỏi mắt
  • Người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố có hại cho mắt (máy tính, điện thoại cảm ứng)

Liều dùng và cách dùng Kocathi ra sao?

  • Trẻ em từ 3-6 tuổi: 1 gói/ lần, ngày 1 lần
  • Trẻ em từ 6-12 tuổi: 1 gói/ lần, ngày 2 lần
  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn: 1-2 gói/lần, ngày 2 lần. Nhai cốm trực tiếp hoặc hòa cốm vào nước đun sôi để nguội và uống.

Dùng Kocathi thường xuyên có gây tác dụng phụ gì không? Thời gian dùng là bao lâu?

Kocathi có các thành phần từ tự nhiên nên bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Để đạt được hiệu quả cao bạn nên dùng liên tục mỗi đợt từ 6-8 tuần, 2 đợt cách nhau 2 tuần.

Khi sử dụng Kocathi cần lưu ý gì?

Để đôi mắt được sáng khỏe, giảm mỏi và đau nhức mắt, ngoài việc dùng viên cốm Kocathi, bạn nên tạo một lối sống lành mạnh, có cách sinh hoạt, học tập và làm việc khoa học. Bên cạnh đó nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là các dưỡng chất tốt cho mắt như vitamin A, C, E và vitamin nhóm B,…

Mua Kocathi ở đâu uy tín và chất lượng?

Người dùng có thể mua Kocathi trực tiếp tại văn phòng công ty TNHH Dược Phẩm Nam Thái dương hoặc đặt hàng online.

  • Địa chỉ: 51/2A, Thành Thái, P14, Q10
  • Hotline: 1800 9215
  • Facebook: Thuốc Bổ Mắt

https://www.facebook.com/ThuocBoMatTotNhat/

 

 

 

 

 

 

 

Call Now Button18009215