Dược Phẩm Nam Thái Dương
Lầu 2: 51/2A Thành Thái, P14, Q10, TPHCM
Mon-Sat: 08:00 - 17:00
18 Th6 2019
thuốc bổ mắt dành cho người già, cao tuổi, trung niên

Bệnh đục thủy tinh thể – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hiện nay có nhiều bệnh nhân không biết mình bị đục thủy tinh thể và nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Điều này dẫn đến tình trạng phát hiện bệnh muộn và không thể chữa trị. Vì vậy người bệnh cần biết rõ triệu chứng, nguyên nhân của bệnh là gì và cách điều trị căn bệnh này.

Bệnh đục thủy tinh thể là gì?

Thể thủy tinh còn được gọi là thấu kính của mắt. Bộ phận này có kích thước bằng hạt bắp, trong suốt và nằm sau con ngươi.

Bình thường thấu kính này phải trong suốt để ánh sáng có thể đi qua và hội tụ tại võng mạc, giúp mắt nhìn thấy rõ mọi vật.

Đục thủy tinh thể (còn được gọi là cườm khô, cườm đá, cườm hạt) là một căn bệnh khi thể thủy tinh bị mờ, khiến cho ánh sáng bị tán xạ và không thể đi qua để vào võng mạc, vì vậy hình ảnh mà mắt nhìn thấy được cũng sẽ bị mờ đi.

Căn bệnh này thường xuất hiện ở người từ 50 tuổi trở lên, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm suy giảm thị lực dẫn đến mù lòa.

Triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể

  • Giảm thị lực: Mắt nhìn mờ, nhanh mỏi khi tập trung nhìn vào màn hình tivi, máy vi tính, điện thoại di dộng hoặc khi đọc sách báo
  • Bình thường cần đeo kính khi đọc sách mới nhìn rõ chữ, nhưng sau một thời gian bỏ kính ra mới nhìn rõ chữ
  • Ban đêm nhìn thấy đèn xe sẽ bị lóe sáng, ban ngày bị chói sáng khó nhìn, khi vào trong mát dễ nhìn hơn.
  • Hình ảnh nhìn thấy bị nhòe đi, cảm giác có một màn sương che phủ trước mắt
  • Nhìn một vật ra hai hoặc ba hình ảnh giống nhau
  • Cảm thấy có hiện tượng ruồi bay, chấm đen, đóm đen xuất hiện trước tầm nhìn.

Nguyên nhân gây ra bệnh đục thủy tinh thể

  • Tuổi tác: Do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khi còn trẻ, thể thủy tinh sẽ trong suốt, nhưng càng lớn tuổi thể thủy tinh sẽ mờ dần
  • Chấn thương: Khi bị chấn thương vùng mắt cũng có thể gây ra bệnh đục thủy tinh thể.

Ngoài ra còn có có yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:

  • Căng thẳng trong thời gian dài
  • Mắt tiếp xúc nhiều với tia tử ngoại, tia hồng ngoại
  • Môi trường sống: Vùng nắng nhiều và gay gắt, vùng bị ô nhiễm
  • Người bệnh bị các bệnh về mắt tái đi tái lại nhiều lần như viêm giác mạc, viêm kết mạc, khô mắt,…
  • Người mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, cao huyết áp,…
  • Sử dụng thuốc: Người sử dụng thuốc để điều trị một số loại bệnh gây tác dụng phụ lên mắt
  • Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng khiến mắt không đủ dưỡng chất cần thiết
  • Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá
  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có tiền sử bị bệnh đục thủy tinh thể.

XEM THÊM http://thuocbomat.duocphamnamthaiduong.com/san-pham/duc-thuy-tinh-the-thoai-hoa-diem-vang/

Cách điều trị bệnh đục thủy tinh thể đúng cách

Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mù lòa trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Vì vậy người mắc căn bệnh này cần được điều trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh được chia theo hai trường hợp như sau:

1. Điều trị bệnh ở giai đoạn đầu

Nếu bệnh chỉ mới ở giai đoạn đầu và chưa giảm thị lực nhiều, người bệnh chưa cần thiết làm phẫu thuật.

Trong trường hợp này, người bệnh cần cung cấp vitamin C, A, E, …cho mắt để làm chậm sự tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể.

Ngoài ra cần tăng cường ánh sáng nơi làm việc, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đeo kính râm hoặc đội mũ rộng vành khi đi ra ngoài.

Người bệnh cần tạo một lối sống lành mạnh : Không uống rượu, bia và hút thuốc lá.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung thêm Lutein và zeaxanthin cho mắt.

Bênh cạnh đó, các bác sĩ tại các bệnh viện mắt cũng khuyên người bệnh nên dùng thêm sản phẩm Luxanthin E – cung cấp Lutein và Zeaxanthin tự nhiên cho cơ thể nhằm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đục thủy tinh thể.

Ngoài ra Luxanthin E còn cung cấp dưỡng chất như vitamin E, vitamin A giúp tăng cường thị lực, bảo vệ đôi mắt sáng khỏe hơn.

2. Điều trị bệnh ở giai đoạn nặng

Bệnh đục thủy tinh thể khi tiến triển nặng hơn sẽ làm thị lực giảm sút đáng kể. Lúc này phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật.

Người bệnh sẽ được làm phẫu thuật bằng cách đặt thể thủy tinh nhân tạo vào mắt thay cho thể thủy tinh tự nhiên đã bị mờ đi.

Phương pháp này sẽ giúp người bệnh hồi phục thị lực nhanh chóng và ít xảy ra biến chứng.

 

10 Th5 2017

Những loại thực phẩm bổ mắt giúp tăng cường thị lực

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc bổ mắt, liệu pháp xoa bóp, bạn còn có thể tăng cường thị lực bằng các loại hoa quả, thức ăn. thực phẩm bổ mắt

Theo dinh dưỡng học hiện đại, những thực phẩm có ích cho thị lực cần chứa nhiều các chất như vitamin A, beta-caroten, vitamin C, vitamin E, lutein, selenium…

Như vậy, để nuôi dưỡng và bảo vệ hoạt động của mắt được tốt và lâu bền, chúng ta nên sử dụng thường xuyên các thực phẩm sau:

– Giàu vitamin A: gan gà, gan heo, gan bò, gan vịt, lươn, trứng vịt lộn, trứng gà, trứng vịt, sữa, thịt vịt, cá chép…

– Giàu beta-caroten (khi vào cơ thể sẽ biến đổi thành vitamin A): các loại trái cây có màu vàng cam như cà rốt, đu đủ, gấc, bí đỏ, khoai lang nghệ, ớt vàng Đà Lạt…; các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau húng, tía tô, rau dền, rau muống, rau ngổ, rau cần, rau mồng tơi, cải bẹ xanh, rau lang, hẹ, súp lơ xanh…

Những thực phẩm có ích cho thị lực cần chứa nhiều các chất như vitamin A, beta-caroten, vitamin C, vitamin E,…

– Giàu vitamin C: chanh, cam, quít, bưởi, dâu tây, cà chua, rau ngót, rau đay, mồng tơi, súp lơ, cải bẹ trắng, ớt, kinh giới, rau ngò, thì là, hành lá, ổi, đu đủ, nhãn, táo tây, nho, dứa… (giúp phòng ngừa bệnh đục thuỷ tinh thể, tăng cường thị lực).

– Giàu vitamin E (chống oxy hoá, giảm nguy cơ cườm mắt): dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu phộng, mầm lúa, mầm đậu, các loại hạt (hướng dương, bí, hạt dưa…), các loại đậu hạt, măng tây, mỡ cá, sữa, thịt, gan…

– Giàu lutein (bảo vệ võng mạc mắt): bắp, trứng, cải bó xôi, cải xoăn…

Giàu selenium (chống oxy hoá, bảo vệ mắt và não): hải sản (cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến…), thịt, gan, cật, trứng, ngũ cốc, dầu hướng dương, dầu mè.

Những thực phẩm bổ dưỡng cho đôi mắt sáng

1. Quả bơ:  Quả bơ là một trong những loại quả tốt nhất cho mắt do có chứa nhiều lutein – một carotenoid có khả năng cải thiện tình trạng thiếu máu cục bộ tại võng mạc (giảm lưu lượng máu đến võng mạc), giúp chống các bệnh về thuỷ tinh thể và thoái hoá mắt. Ngoài ra còn chứa rất nhiều những vitamin bổ dưỡng cho mắt như: vitamin A, vitamin C, vitamin B6, và vitamin E.

2. Cà rốt: Đây là loại củ từ lâu đuợc biết đến rất bổ dưỡng cho mắt nhờ có nhiều vitamin A.

3. Trứng:  Trong trứng có rất nhiều những chất có lợi cho mắt như vitamin A, zinc, lutein, lecithin, B12, vitamin D, và cysteine.

4. Cải xanh:  Trong cải xanh có nhiều các dinh dưỡng thiết yếu cho mắt như: vitamin C, canxi, lutein, zeaxanthin, và sulforaphane.

5. Rau chân vịt:  Rau chân vịt (rau Spinach) còn được gọi là cải bó xôi, không chỉ chứ nhiều vitamin A mà còn có nhiều dưỡng chất tốt cho mắt như lutein và zeaxathin.

Cải xoăn cũng có nhiều vitamin A, lutein, và zeaxathin.

6. Cải xoăn:  Giống như cải bó xôi, cải xoăn cũng có nhiều vitamin A, lutein, và zeaxathin.

7. Cà chua:  Được biết đến chứa nhiều vitamin C và lycopene, hai loại dinh dưỡng rất bổ cho mắt.

8. Hạt hướng dương:  Hạt hướng dương chứa nhiều selenium, một chất dinh dưỡng có khả năng chống lại bệnh đục thuỷ tinh thể và tăng khả năng thị lực.

9. Tỏi:  Trong tỏi có nhiều selenium và các chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt như vitamin C và quercetin.

10. Cá hồi:  Cá hồi chứa nhiều acid béo omega-3, một chất rất quan trọng cho việc tăng cường thị lực. Ngoài ra trong cá hồi còn có các chất acid Folic, vitamin D, vitamin B6, vitamin B12, và vitamin A.

Một vài món ăn làm sáng mắt

1. Gan gà  chưng câu kỷ tử:  gan gà (rửa sạch, xắt mỏng) 60g, câu kỷ tử 30g, táo đỏ (bỏ hột) 4 quả, gừng tươi 2 lát mỏng. Các thứ làm sạch, cho vào bát sành, đem chưng cách thuỷ khoảng hai giờ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn lúc đói bụng.

2. Gan heo nấu táo đỏ:  Gan heo (rửa sạch, xắt miếng) 60g, táo đỏ 8 quả, hoài sơn (củ khoai mài) 20g. Các thứ rửa sạch, cho vào bát sành, đem chưng cách thuỷ ba giờ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn lúc đói bụng hoặc trong bữa cơm.

3.Canh gan heo – cải bó xôi:  gan heo (rửa sạch, xắt mỏng, ướp gia vị) 100g, cải bó xôi 250g. Nấu canh để ăn trong bữa cơm.

4. Canh trứng gà – câu kỷ tử:  trứng gà hai quả, câu kỷ tử 30g, hồng táo (hoặc táo đen) 10 quả. Nấu câu kỷ tử và táo với lượng nước vừa đủ, sôi khoảng một giờ, cho trứng gà vào khuấy đều, nấu thêm đến khi trứng chín. Nêm gia vị cho vừa ăn, dùng ăn trong bữa cơm.

5. Canh lươn – hà thủ ô:  lươn (làm sạch) 150g, hà thủ ô 10g, đậu đen (ngâm mềm) 60g, táo đỏ bốn quả, gừng tươi hai lát mỏng. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, hầm khoảng ba giờ cho nhừ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng trong bữa cơm.
 
Ngoài ra, để giúp sáng mắt, giải nhiệt, có thể dùng một trong các loại sau: các hoa 10 – 12g, thảo quyết minh 10 – 12g, lá dâu tằm 12 – 16g, hạt cây mắc cỡ đỏ (trinh nữ tử) 8 – 10g… hãm với nước sôi để làm trà uống trong ngày.

Món ăn giúp tăng cường thị lực.

Những thói quen có hại cho đôi mắt

– Làm việc máy tình liên tục trong thời gian dài khiến cho thị lực của mắt giảm.

– Dùng máy tính: Việc sử dụng máy tính liên tục trong thời gian dài là nguyên nhân khiến cho thị lực của mắt giảm bao gồm: mờ mắt, khô mắt, đau mắt, nhức mỏi mắt, cận thị, loạn thị…

– Đọc sách: Đọc sách nhiều, không đúng tư thế, khoảng cách…sẽ khiến cho mắt gặp phải rất nhiều các vấn đề về mắt, đặc biệt là bệnh cận thị.

– Xem tivi: Khi xem tivi nhiều, các tia bức xạ của tivi cũng có thể gây ra những tổn thương nhất định cho mắt, nhất là đối với mắt trẻ nhỏ vì các tế bào thị lực của trẻ còn chưa phát triển và hoàn thiện.

– Môi trường: Không khí ô nhiễm, không gian không đủ ánh sáng hoặc quá sáng cũng là nguyên nhân làm mắt yếu đi.

– Vệ sinh mắt: Vệ sinh mắt không đúng cách là nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt. Để bảo vệ mắt, bạn cần biết vệ sinh mắt đúng cách.

Ngoài ra, các yếu tố di truyền, căng thẳng, mệt mỏi, bệnh tật (bao gồm các bệnh có liên quan trực tiếp tới mắt như: viêm kết mạc, đau mắt đỏ, cận thị, viễn thị, loạn thị… hoặc các bệnh khác như: tiểu đường, cao huyết áp…) cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt.

29 Th3 2017

Bí quyết tăng cường thị lực cho mắt bằng rau khoai lang

Rau khoai lang là món ăn dân dã quen thuộc hiện nay. Tuy nhiên nhiều người không biết tác dụng bổ mắt, tăng cường thị lực cho mắt của loại rau này.

Rau khoai lang cực tốt cho sức khỏe

Sở dĩ có vị trí này là vì người ta phát hiện ra rau khoai lang là một loại thực phẩm bổ dưỡng hơn nhiều lần so với những gì người ta vẫn nghĩ về loại rau này. Trong những thực phẩm bổ mắt, rau khoai lang là một trong những loại thực phẩm khuyên dùng

Trong y học cổ truyền, rau khoai lang đã được coi là một vị thuốc với nhiều tên gọi khác nhau như cam thử, phiên chử, là một loại rau có tính bình, vị ngột, ích khí hư…

Rau khoai lang không độc, tư thận âm, chữa tỳ hư, tác dụng bồi bổ sức khỏe, thanh can, lợi mật, giúp tăng cường thị lực, chữa bệnh vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nam giới di tinh…

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng dinh dưỡng trong rau khoai lang còn tốt hơn trong củ khoai lang rất nhiều. Ví dụ: Vitamin B6 trong lá khoai lang cao gấp 3 lần trong củ khoai, vitamin C cao gấp 5 lần, viboflavin cao gấp 10 lần.

Để làm một phép so sánh thì dinh dưỡng trong lá khoai lang tương đương với một loại “siêu” thực phẩm là rau chân vịt, nhưng lượng axit axalic trong rau khoai lang ít hơn rất nhiều lần so với rau chân vịt, vì thế nguy cơ gây bệnh sỏi thận của rau khoai lang cũng ít hơn.

Đọt rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này.Vì thế người bị bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau lá non cây khoai lang để ăn.

Tác dụng chữa bệnh của khoai lang

Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu.

Trị buồn nôn, ốm nghén: Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn.

Nhuận tràng: Rau lang tươi luộc chín có tác dụng nhuận tràng. Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận trường.

Trị buồn nôn, ốm nghén: Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn.

Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường: Trong các bữa ăn của người bệnh tiểu đường, nên thường xuyên dùng món rau lang luộc. Lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết. Nên dùng rau, không dùng củ vì củ chứa nhiều tinh bột.Đọt rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này.Vì thế người bị bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau lá non cây khoai lang để ăn.

Thanh nhiệt, giải độc: Trong những ngày trời nắng nóng, hoặc cơ thể đang bị nhiệt (nóng), nên dùng rau lang trong bữa ăn, vì rau lang có tính thanh nhiệt, làm mát.

ĐẶC BIỆT RAU KHOAI LANG CÓ TÁC DỤNG ÍT BIẾT ĐÓ LÀ GIÚP TĂNG  CƯỜNG THỊ LỰC CHO MẮT NẾU SỬ DỤNG THƯỜNG XUYÊN HÀNG NGÀY

Những lưu ý khi ăn rau khoai lang

Không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi.

Để nhuận tràng (chữa táo bón) thì dùng rau lang tươi luộc chín, không dùng rau lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược lại là gây táo bón. Cũng không nên dùng rau lang quá nhiều mà nên dùng xen kẽ với những loại rau khác.

Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều calci có thể gây sỏi thận.

Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.

Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.

Thực tế, để ăn rau khoai lang thường xuyên không phải điều đơn giản, chính vì thế để tốt cho mắt bạn nên sử dụng những loại thuốc bổ mắt như STAVISION hay TOVISON.

ĐẶT MUA THUỐC TẠI ĐÂY>>>MUA THUỐC BỔ MẮT

Call Now Button18009215