Dược Phẩm Nam Thái Dương
Lầu 2: 51/2A Thành Thái, P14, Q10, TPHCM
Mon-Sat: 08:00 - 17:00
01 Th10 2020

MỎI MẮT, MỜ MẮT – NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Để đôi mắt luôn sáng khỏe, không bị mỏi hay mờ mắt, việc bảo vệ mắt rất quan trọng. Nhưng bạn thật sự đã biết cách chăm sóc mắt đúng cách chưa? Dưới đây là cách chữa mỏi mắt, mờ mắt ngay tại nhà giúp giảm nhức mắt nhanh chóng mà bạn cần tham khảo để đôi mắt luôn sáng và khỏe mạnh.

Mỏi mắt
Mỏi mắt

Nguyên nhân mỏi mắt và mờ mắt

Mắt – một bộ phận rất quan trọng và phải hoạt động liên tục. Chính vì vậy, mắt phải liên tục chịu tác động của các yếu tố ngoại lai có hại khiến cho mắt gặp vấn đề đau nhức, mờ mắt,… Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Mắt tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh

Các loại màn hình điện tử như máy tính, smartphone , tivi, tablet,… khi hoạt động đều phát ra ánh sáng xanh. Tuy giúp hình ảnh trở nên sắc nét nhưng lại là vũ khí huỷ diệt đối với đôi mắt.

Theo nghiên cứu, tiếp xúc ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử trên 3 giờ mỗi ngày có nguy cơ bị suy giảm thị lực đến 90%. Nguy hiểm hơn, dù không sử dụng điện thoại nhưng chỉ cần xem tivi hoặc ngồi dưới bóng đèn huỳnh quang ở nhà hay ở văn phòng, thì ánh sáng xanh đã tàn phá đôi mắt của bạn, ngay cả khi bạn không nhìn trực tiếp.

Mắc các tật khúc xạ

Khi mắc các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị thì thị giác sẽ bị suy giảm đáng kể. Khi nheo mắt, các cơ mắt phải hoạt động nhiều hơn, gây cảm giác mỏi mắt khó chịu. Với những người bị cận thị, loạn thị, việc dùng thiết bị điện tử thường xuyên càng khiến độ cận ngày càng tăng nhanh chóng.

Cách điều trị mắt mờ và mỏi mắt tại nhà

Dưới đây là một số phương pháp để bảo vệ đôi mắt.

Giữ khoảng cách an toàn với màn hình

Màn hình máy tính cần được điều chỉnh ở vị trí phù hợp cách mắt 50-60cm. Từ tâm màn hình thấp hơn mắt từ 10 – 20cm, bàn phím nên đặt cách mắt 30-40 cm. Với điện thoại khoảng cách tốt nhất từ mắt đến màn hình điện thoại là khoảng 40-50cm.

Áp dụng quy tắc đặt biệt 20:20:20

Khi làm việc với máy tính, điện thoại tập trung quá lâu vào màn hình khiến chúng ta quên chớp mắt. Điều này dễ dẫn đến mắt bị khô, căng tức, rối loạn điều tiết mắt. Cần chú ý chớp mắt thường xuyên hơn và áp dụng quy tắc đặc biệt 20:20:20. Có nghĩa là cứ sau mỗi 20 phút làm việc, nhìn ra xa 20 feet (6m) trong khoảng thời gian 20s.

Tận dụng ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng tốt nhất cho phòng làm việc và phòng học. Khi ngồi làm việc/học tập, việc tiếp xúc với một dải quang phổ rộng trong ánh sáng tự nhiên giúp giảm thiểu sự mỏi và đau mắt khi ngồi làm việc.

Chính vì thế, ngồi làm việc/học tập nơi có nguồn ánh sáng tự nhiên rất tốt cho sức khỏe của đôi mắt.

Khám mắt định kỳ

Bạn nên chủ động đi khám mắt định kỳ mỗi năm một lần để kiểm tra tình trạng thị lực. Nếu có bất kỳ vấn đề gì bạn sẽ sớm có biện pháp phòng ngừa.

Với những người mắc các tật khúc xạ hoặc suy giảm thị lực, cần kiểm tra mắt mỗi 6 tháng. Nhằm điều chỉnh độ kính phù hợp cũng như đề phòng các bệnh lý mắt nguy hiểm. Bao gồm thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể có thể xảy ra.

Khô, mờ, mỏi mắt là các triệu chứng đầu tiên của tình trạng tăng độ các tật khúc xạ. Hoặc thậm chí là các bệnh mắt nguy hiểm hơn như đục thủy tinh thể, thoái hóa võng mạc. Vì vậy, bạn cần chú ý đến chăm sóc mắt nhiều hơn khi đột ngột xuất hiện các triệu chứng này.

Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt

Chế độ dinh dưỡng giữ vai trò khá quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe đôi mắt. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ khoa học, bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho mắt là cách làm giảm đau nhức mắt, mỏi mắt mờ mắt hiệu quả.

Những thực phẩm tốt cho mắt nên đưa vào khẩu phần dinh dưỡng như các loại ra có màu xanh đậm, nước ép sinh tố từ các loại trái cây tươi có màu đỏ, ngũ cốc…

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ mắt

TOVISION là một lựa chọn hoàn hảo cho người bị mỏi mắt và nhức mắt. Sản phẩm được chiết xuất chủ yếu từ cao việt quất được nhiều nghiên cứu chứng minh rất tốt cho mắt. Giúp tăng sắc tố võng mạc, tăng độ nhạy cảm của mắt trong việc phân biệt các chi tiết, màu sắc, tăng khả năng dung nạp ánh sáng. Làm bền thành mạch, tăng cường dinh dưỡng cho mắt giúp mắt không bị mỏi, cải thiện các dấu hiệu đau xót, nhức, mỏi mắt…

TOVISION - Hỗ trợ điều trị mỏi mắt
TOVISION – Hỗ trợ điều trị mỏi mắt

Hãy gọi về hotline: 180019215 (miễn phí cước) để được tư vấn và mua hàng uy tín

Hoặc mua hàng trực tiếp tại website: duocphamnamthaiduong.com

 

11 Th6 2020

Phương pháp giúp ngăn ngừa tăng độ cận thị

Để ngăn ngừa tăng độ cận thị, bạn cần thiết lập cho mình chế độ sinh hoạt hợp lý. Tích cực bổ sung thực phẩm cần thiết và tập luyện cho mắt thường xuyên.

Bổ sung thực phẩm

Có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng tốt cho mắt như vitamin A, B, kẽm, beta carotene, crom, selen…

Chúng không chỉ có tác dụng làm máu lưu thông dễ dàng, ngăn ngừa sự mệt mỏi, khô rát. Mà còn giúp đôi mắt khỏe hơn, sáng hơn và giúp ổn định thị lực.

Vì vậy, nên tiêu thụ nhiều thực phẩm như cà rốt, bí đỏ, trứng gà, sữa, thịt bò, thịt gà…. Bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm như dầu gấc, omega 3-6-9, thuốc hỗ trợ mắt.

Nếu không có điều kiện và thời gian sử dụng thực phẩm bổ mắt, bạn có thể sử dụng thuốc bổ mắt như Tovision, Stavision có nhiều dưỡng chất bổ sung cho mắt.

Tập luyện cho mắt cận thị

Nếu cận dưới 0,75 độ thì không cần phải đeo kính thường xuyên, còn ở ngưỡng 1- 2 độ thì chỉ nên đeo khi nhìn mọi vật ở xa, hạn chế sự điều tiết của mắt. Khi không phải làm việc, làm những việc đơn giản, nên tháo mắt kính và để cho mắt được thư giãn. Nếu đeo kính liên tục cả ngày, lâu dần thành thói quen, mắt sẽ phải lệ thuộc vào kính, dù là nhìn các vật ở cự ly gần.

Sau thời gian hoạt động liên tục từ 45 – 60 phút, cần để cho đôi mắt được thư giãn với những bài tập đơn giản nhưng hiệu quả như nhắm mắt thư giãn, nhìn qua cửa sổ hoặc đứng lên và đi qua đi lại.

Tạo thói quen tốt cho mắt

  • Một trong những yếu tố cần thiết cho đôi mắt sáng khỏe đó là ánh sáng. Ánh sáng quá mạnh hoặc ánh sáng quá mờ đều làm cho mắt mệt mỏi. Để bảo vệ mắt, bạn cần có một môi trường học tập và làm việc với ánh sáng phù hợp.
  • Khi tiếp xúc với máy tính, sách vở giữ cho mình một khoảng cách an toàn cho mắt (30 – 35cm). Tư thế ngồi thẳng lưng, chính diện đối với màn hình, không cao hoặc thấp hơn so với tầm mắt. Những điều này sẽ giúp mắt đỡ bị mỏi hơn. Đồng thời là cách đơn giản nhất để giúp mắt không bị tăng độ thêm.
  • Không nên thức quá khuya vì sẽ gây ảnh hưởng xấu cho đôi mắt. Không để mắt tiếp xúc với màn hình tivi, máy tính 2 – 3 giờ liên tiếp. Vì mắt sẽ phải chịu cường độ làm việc nhiều, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, khô mắt. Do đó, tuân thủ thời gian làm việc, nghỉ ngơi đúng quy định là một điều rất quan trọng.
  • Ngoài ra, cần đi khám mắt định kỳ hàng năm để được chẩn đoán và xác định được tình trạng chính xác của mắt.

Tham gia các hoạt động ngoài trời

Vui chơi ngoài trời là cách hiệu quả giúp cho đôi mắt được nghỉ ngơi và giảm bớt áp lực. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, một số tia trong ánh sáng mặt trời vào sáng sớm có tác dụng kích thích sự hoạt hóa các tế bào nhất định trong mắt. Nó rất tốt đối với người đã bị cận thị và đồng thời phòng tránh cận thị cho người chưa mắc.

 

 

 

06 Th6 2020

Cận thị bẩm sinh và phương pháp ngăn ngừa cận thị tiến triển

Cận thị bẩm sinh sẽ gây khó khăn cho bé trong việc học tập và sinh hoạt hằng ngày. Mặt khác nếu không được chăm sóc và điều trị tốt có thể dẫn đến nhược thị. Vậy cận thị bẩm sinh có những biểu hiện gì và phương pháp nào giúp ngăn ngừa cận thị tiến triển.

Thế nào là cận thị bẩm sinh

Cận thị bẩm sinh là tật cận thị xảy ra do di truyền, khi bố hoặc mẹ hoặc cả hai bị cận thị.

Theo một số nghiên cứu từ các nhà khoa học nếu một trong hai bị cận thị thì khả năng di truyền cho con là 23-40%. Nếu cả bố và mẹ đều bị cận thị thì tỷ lệ di truyền cho con khoảng 33-60%. Nếu bố và mẹ không bị cận thị thì khả năng con cái mắc tật cận thị bẩm sinh chiếm đến 6-15%.

Cận thị bẩm sinh phát triển nhanh nhất vào giai đoạn trẻ từ 13-18 tuổi. Từ 20 – 40 tuổi, độ cận thị sẽ không tăng hoặc tăng rất ít.

Cận thị bẩm sinh
Cận thị bẩm sinh

Dấu hiệu nhận biết bé bị cận thị bẩm sinh

Cận thị bẩm sinh chỉ có dấu hiệu nhận biết khi trẻ phát triển đến một độ tuổi nhất định, có thể dao động từ 5-8 tuổi.

Do đó bố mẹ cần chú ý quan sát cử chỉ, hành động ở trẻ. Và đưa trẻ đi kiểm tra mắt ngay nếu gặp các biểu hiện sau:

  • Trẻ thường cúi sát khi đọc sách, viết bài, phải ngồi gần để xem tivi, máy tính
  • Trẻ thường xuyên dụi mắt khi học tập, vui chơi hay tập trung vào một vật gì đó.
  • Trẻ nhắm một mắt khi xem tivi
  • Trẻ thường nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn
  • Trẻ nhạy cảm với ánh sáng chói và lấy tay che mắt khi ánh sáng chiếu vào. Cảm thấy đau đầu, buồn nôn khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng.
  • Trẻ hay bị nhức đầu và chảy nước mắt sống.
  • Trẻ không hứng thú với các hoạt động sử dụng mắt nhiều như vẽ, tập đọc.

Một số biện pháp ngăn ngừa cận thị bẩm sinh tiến triển

Áp dụng các bài tập cho mắt

Bố mẹ hướng dẫn cho bé thực hiện các bài tập dưới đây để đôi mắt của bé được khỏe hơn:

  • Massage vùng mắt: Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau cho đến khi nóng lên. Sau đó bạn úp vào mắt bé và xoa nhẹ nhàng. Thực hiện 4-5 lần, cảm giác mỏi mắt sẽ giảm đi đáng kể.
  • Nhắm mắt thư giãn: Nhắm mắt trong 4-5 giây, sau đó mở mắt ra và tiếp tục nhắm lại 4-5 giây. Thực hiện lặp đi lặp lại khoảng 10 lần sẽ thấy dễ chịu, giảm mỏi mắt
  • Nhìn xa trong 5 phút: Khi mắt hoạt động trong 30-40 phút, hãy cho mắt nghỉ ngơi bằng cách hướng mắt trẻ ra nhìn xa ít nhất 2m trong vòng 5 phút.
  • Trẻ em bị cận thị bẩm sinh nên dành khoảng 3-7 giờ/ tuần vui chơi bên ngoài để tăng cường sức khỏe thể chất và giảm áp lực cho mắt.

Tạo thói quen tốt cho mắt

  • Khi đọc sách cần giữ khoảng cách từ mắt đến sách ít nhất 30cm
  • Khoảng cách tốt nhất cho trẻ xem tivi là gấp 2,5 lần chiều dài đường chéo của màn hình (số inch).
  • Hạn chế để mắt tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại hay tivi trong thời gian dài.

Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt

  • Thực phẩm chứa nhiều caroten: Rau cải xanh, rau chân vịt, đậu xanh, bí đỏ, cà chua, cà rốt, khoai lang, táo,…
  • Thực phẩm giàu photpho: Sữa, táo đỏ, tôm, cá, sò biển,..
  • Thực phẩm giàu selen: Gạo lức, nấm, tỏi, hành tây,…
  • Thực phẩm giàu vitamin B1 và vitamin B3: Các loại đậu, thịt nạc, gạo lức, đậu xanh, ngô,…
  • Thực phẩm giàu crom: Gan động vật, thịt bò, các loại nấm,…

Sử dụng sản phẩm bổ sung dưỡng chất cho mắt

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ là một biện pháp được nhiều phụ huynh áp dụng để chăm sóc mắt cho bé. Trong vô vàn sản phẩm, Stavision là sản phẩm bổ mắt được nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng vì nó có các thành phần không thể thiếu cho mắt như: Bilberry extract, Natri chondroitin sulfat, Beta caroten 30%, Vitamin B2, Vitamin E, Kẽm gluconat.

Trong đó cao việt quất là thành phần chính mang lại nhiều lợi ích cho đôi mắt. Theo nhiều nghiên cứu, trong quả việt quất có chứa thành phần anthocyanosid có tác dụng tăng cường thị lực cho mắt và vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại đến võng mạc, làm bền thành mạch, tăng cường dinh dưỡng cho mắt giúp mắt không bị mỏi, cải thiện các dấu hiệu đau, xót, nhức, mỏi mắt,…

Chính sự kết hợp đặc biệt giữa cao việt quất và các thành phần quan trọng trên, Stavision được xem là một sản phẩm tối ưu trong việc bổ sung dưỡng chất làm giảm khô mắt, nhức mỏi mắt, mắt nhìn mờ. Đặc biệt Stavision còn hỗ trợ điều trị cận thị, cận thị tiến triển và quáng gà.

29 Th4 2020

Thực phẩm tốt cho mắt bạn nên bổ sung

Hiện nay tình trạng cận thị và các bệnh lý về mắt ngày càng gia tăng. Để bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân gây hại, việc bổ sung thực phẩm tốt cho mắt là điều hết sức cần thiết. Cùng tham khảo một số thực phẩm sau đây giúp tăng cường thị lực cho mắt.

Những thực phẩm tốt cho mắt

Nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa như vitamin C, E, A,… đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ mắt khỏi các gốc tự do gây hại. Nhờ đó giúp ngăn ngừa tình trạng nhức mỏi mắt và các căn bệnh về mắt.

Một số thực phẩm tốt cho mắt bạn nên ăn như:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, bưởi, chanh, dâu tây, ớt chuông, cà chua, bắp cải, bông cải, đậu hà lan, bí đao, bí đỏ, khoai tây, đậu bắp,…
  • Thực phẩm giàu vitamin E: Hạnh nhân, hạt hướng dương, đậu phộng, dầu oliu, dầu hạt lanh, rau diếp cá, cải xanh,…
  • Thực phẩm giàu vitamin A, beta caroten: Gấc, đu đủ, cà rốt, rau ngót, ớt chuông vàng, tía tô, cần tây, rau dền, cải xanh, xà lách, cá hồi, cá thu, thịt bò,…
  • Các vitamin nhóm B: Bổ sung đầy đủ vitamin nhóm B sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bị đục thủy tinh thể và giúp đôi mắt sáng khỏe hơn. Một số thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá cơm, hạt hướng dương, đậu phộng, hạnh nhân, trứng,…
  • Thực phẩm giàu Lutein và Zeaxanthin: Cải xoăn, cải bó xôi, rau diếp, bí xanh, cải xoong, bí ngô, măng tây, đậu xanh, atiso, ớt chuông xanh,…

Thực phẩm giàu axit béo omega-3

Nếu cơ thể thiếu axit béo omega-3 sẽ khiến đôi mắt gặp một số vấn đề như: Dễ thấy mỏi mắt, thị lực kém. Nghiêm trọng hơn sẽ dẫn tới đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng ở mắt.

Nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3 như: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, tôm, cua,…

Thực phẩm tốt cho mắt bạn nên bổ sung
Thực phẩm tốt cho mắt bạn nên bổ sung

Hạn chế thực phẩm không tốt cho mắt

Ngoài những thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho mắt thì có những thực phẩm khi dùng nhiều có thể sẽ gây hại cho mắt.

Vì vậy nên hạn chế những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa Carbohydarat đơn (nghèo dinh dưỡng): Đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, bột mì, mì ống,… Những thực phẩm này thường được tiêu hóa và chuyển hóa dễ dàng. Làm gia tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, gây tăng cân, béo phì và nguy cơ đục thủy tinh thể.
  • Thức uống chứa cồn, chất kích thích: Rượu, bia, cà phê,… Nếu dùng nhiều thức uống chứa cồn và chất kích thích trong thời gian dài sẽ làm hình thành các chất oxy hóa, làm giảm thị lực và dễ mắc bệnh đục thủy tinh thể
  • Thuốc lá: Hút thuốc lá sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể gấp 2 lần người bình thường.

Bên cạnh việc bổ sung và hạn chế một số thực phẩm để giúp ngăn ngừa bệnh về mắt. Chúng ta nên có những biện pháp bảo vệ mắt như sau:

  • Đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng.
  • Hạn chế tiếp xúc quá lâu với màn hình máy tính, tivi, điện thoại.
  • Không thức khuya và nên ngủ đủ giấc.
  • Sử dụng sản phẩm bổ mắt có các thành phần cần thiết cho mắt.

 

 

 

 

15 Th4 2020

Tình trạng mắt bị mờ – Nguyên nhân và cách khắc phục

Mắt bị mờ là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể gây giảm thị lực. Do đó bạn cần biết rõ nguyên nhân để có hướng điều trị đúng và kịp thời.

Nguyên nhân khiến mắt bị mờ

Thói quen sinh hoạt

1. Tiếp xúc nhiều với màn hình máy tính, tivi, điện thoại

Ngồi quá lâu trước màn hình máy tính, điện thoại cũng có thể khiến mắt bị mờ, kèm theo nhức mỏi mắt. Đây còn được gọi là hội chứng thị giác màn hình. Hội chứng này bao gồm nhiều triệu chứng như căng thẳng, mệt mỏi, đau nhức, mắt bị mờ khi tiếp xúc màn hình thiết bị điện tử trong thời gian dài. Theo một số thống kê, khoảng 50 – 90% người làm việc trước màn hình vi tính đều bị vài triệu chứng khó chịu ở mắt.

2. Thường xuyên dụi mắt

Khi mắt bị mỏi, chảy nước mắt, hoặc khi mắt bị ngứa ngáy, việc dụi mắt sẽ khiến nhiều người thấy dễ chịu. Tuy nhiên, các bác sĩ nhãn khoa cho rằng, việc làm này sẽ mang lại tác hại cho mắt nhiều hơn là lợi ích. Dụi mắt sẽ giúp mắt giảm ngứa, đồng thời loại bỏ dị vật. Thế nhưng dụi mắt thường xuyên và mạnh tay sẽ khiến giác mạc bị xước gây đau đớn, khó chịu, thậm chí có nguy cơ vỡ mạch máu, mắt bị mờ.

3. Sử dụng kính áp tròng sai cách

Kính áp tròng có thể giúp bạn thoải mái, thuận tiện và tự tin hơn trong cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh đó, khi sử dụng kính áp tròng, bạn cũng có thể điều chỉnh được tật khúc xạ. Tuy nhiên, nếu đeo kính áp tròng không đúng cách, đeo trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng mắt bị mờ hoặc bị đổ ghèn.

Nguyên nhân là do khi đeo kính áp tròng sẽ ngăn mắt tiếp xúc với không khí, khiến giác mạc bị thiếu oxy, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sẹo tròng đen mắt. Người làm việc trong môi trường ô nhiễm hoặc sống ở khu vực có nhiều khói bụi chỉ nên đeo kính áp tròng khoảng 3 – 4 tiếng. Ngoài ra, khi ngủ trưa hay qua đêm nên tháo kính áp tròng để mắt được nghỉ ngơi.

Đeo kính áp tròng sai cách khiến mắt mờ
Đeo kính áp tròng sai cách khiến mắt bị mờ

4. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ khiến mắt bị mờ. Vì vậy người bệnh cần theo dõi và liên hệ với thầy thuốc để được tư vấn khi gặp các tác dụng phụ không mong muốn.

Bệnh lý về mắt

Một số bệnh lý về mắt cũng là nguyên nhân khiến mắt bị mờ, giảm dần thị lực:

1. Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể (còn được gọi là cườm khô, cườm đá, cườm hạt) là một trong các căn bệnh về mắt làm suy giảm thị lực. Đây là tình trạng protein tập trung thành đám trước võng mạc làm thể thủy tinh bị mờ đục, khiến ánh sáng bị tán xạ và không thể đi qua để vào võng mạc, vì vậy hình ảnh mà mắt nhìn thấy được cũng sẽ bị mờ đi.

Người bị đục thủy tinh thể ở giai đoạn đầu sẽ không làm mắt mờ đi nên bệnh nhân không phát hiện mình bị bệnh. Theo thời gian, khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ làm suy giảm thị lực rõ rệt, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến mù lòa.

Đục thủy tinh thể khiến mắt bị mờ
Đục thủy tinh thể khiến mắt bị mờ

2. Khô mắt mãn tính

Khi bị khô mắt mãn tính, sẽ xuất hiện triệu chứng đau, nhạy cảm với ánh sáng, cảm giác cộm xốn, có dị vật hay như có cát trong mắt, ngứa, đỏ mắt, mắt bị mờ, chảy nước mắt sống. Nguyên nhân chính là do ở trong môi trường thiếu độ ẩm, tác dụng phụ của các loại thuốc dị ứng, ngừa thai, viêm khớp…

3. Tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp (cườm nước hay thiên đầu thống)  là bệnh về mắt khiến áp lực trong mắt tăng cao làm tổn thương các dây thần kinh thị giác. Người bị tăng nhãn áp, dẫn đến mất thị lực. Bệnh tăng nhãn áp có 4 loại là tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, tăng nhãn áp bẩm sinh và tăng nhãn áp thứ cấp.

Người bị mắc căn bệnh này sẽ có các dấu hiệu như đỏ mắt, buồn nôn, rối loạn thị giác. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời người bệnh tăng nhãn áp có thể mất mô thần kinh dẫn đến mất thị lực.

4. Tật khúc xạ

Với những người bị tật khúc xạ, tình trạng mắt bị mờ, mắt mờ một bên… khiến mắt không thể nhìn rõ hình ảnh và gây suy giảm thị lực. Có ba loại tật khúc xạ phổ biến, cận thị là mắt bị mờ không nhìn rõ vật ở xa, viễn thị là mắt bị mờ không nhìn rõ vật ở gần. Loạn thị là hình ảnh xung quanh đều bị mờ hoặc méo đi.

Cách khắc phục tình trạng mắt mờ

  • Luôn đeo kính khi đi ra ngoài để tránh tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím, hạn chế khói bụi bay vào mắt. Dùng kính bảo hộ khi làm việc với các chất độc hại, khi chơi các trò chơi thể thao mạo hiểm.
  • Thói quen sinh hoạt lành mạnh có thể hạn chế tình trạng mắt bị mờ
  • Hãy để mắt nghỉ ngơi sau mỗi 20 phút làm việc với khoảng cách 20cm trong thời gian 20 giây. Đứng dậy ít nhất 2 giờ một lần và nghỉ ngơi 15 phút trước khi quay lại với công việc.
  • Hạn chế hút thuốc lá hoặc tránh các nơi có nhiều khói thuốc lá bởi khói thuốc lá là nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến nguy cơ bị đục thủy tinh thể.
  • Nên có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các thực phẩm chứa acid béo omega-3, lutein, kẽm, vitamin C, E để giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Chọn các loại thực phẩm giàu vitamin như rau bina, súp lơ xanh, trứng, đậu, cá biển, cam…
  • Chăm sóc mắt hàng ngày và thường xuyên để tránh các bệnh lý về mắt, tránh tình trạng mắt bị mờ dần và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về sau.
  • Điều trị các bệnh lý về mắt để khắc phục tình trạng mắt mờ, ngăn ngừa nguy cơ mất thị lực.

 

 

 

 

 

 

26 Th7 2019

Cận thị và các phương pháp điều trị cận thị

Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Cận thị tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng gây ra những khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, khiến chất lượng học tập và làm việc giảm sút đáng kể.

Cận thị là gì?

Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác. Đối với mắt bị cận thị, tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ đúng ngay võng mạc như mắt bình thường. Điều này khiến người bị cận thị chỉ nhìn thấy những vật ở gần mà không thể nhìn rõ những vật ở xa.

Nguyên nhân gây ra cận thị

Học tập và sinh hoạt không khoa học

Thường xuyên học tập, làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng và sai tư thế ngồi, không đảm bảo khoảng cách đúng từ mắt đến sách vở, máy tinh, tivi, điện thoại,…

Thiếu chất dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng giúp cho đôi mắt sáng khỏe. Các loại vitamin B2, A, E, kẽm,…không chỉ có tác dụng tăng cường thị lực cho mắt mà còn giúp phòng ngừa các bệnh về mắt.

Cận thị do bẩm sinh

Trẻ em sinh thiếu tháng hoặc quá nhẹ cân cũng là yếu tố khiến trẻ bị cận thị ngay từ nhỏ. Hoặc bố mẹ bị cận thị và di truyền cho con cái.

Triệu chứng của cận thị

  • Nhìn rõ những vật ở gần nhưng vật ở xa nhìn mờ đi
  • Thường hay nheo mắt để nhìn rõ vật gì đó
  • Thường bị mỏi mắt, chảy mắt và nhức đầu
  • Khó nhìn mọi vật vào ban đêm
  • Sợ ánh sáng và bị chói mắt

Các phương pháp điều trị cận thị

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp điều trị ngoại khoa giúp làm giảm bệnh cận thị hiện nay là phẫu thuật mắt.

Hiên nay phẫu thuật mắt điều trị cận thị có 3 phương pháp phổ biến sau:

  • LASIK: Là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất, phương pháp này được thực hiện dựa trên các bước như cắt vạc giác mạc, dùng tia laser excimer để điều chỉnh độ cong của giác mạc.
  • Femto LASIK: Là phương pháp điều trị cận thị bằng phẫu thuật nâng cao của LASIK, sử dụng tia laser ở tần số cao được thiết kế để tạo độ tùy chỉnh, chính xác và an toàn
  • ReLEx SMILE: Là phương pháp mổ mắt cận thị mới nhất, tối ưu dành cho người có tật khúc xạ với 23 – 35 giây điều trị laser trên một mắt, không lật vạt giác mạc.

Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật : Thực hiện nhanh chóng, ít đau hoặc không đau, hiệu quả cao.

Nhược điểm của phương pháp phẫu thuật: Chi phí cao, bệnh cận thị có thể tái phát trở lại, biến chứng vạc giác mạc.

Điều trị nội khoa

Hiện nay chưa có thuốc nào có thể điều trị dứt điểm tật cận thị mà chỉ giúp làm giảm và ngăn ngừa cận thị.

Cách phòng ngừa và ngăn ngừa cận thị tiến triển

Hiện nay vì một số nhược điểm của phương pháp phẫu thuật mắt điều trị cận thị mà nhiều người vẫn phải sống chung với tật cận thị. Tuy nhiên vẫn có giải pháp an toàn và hiệu quả cho sự bất cập này.

Tật cận thị hoàn toàn có thể cải thiện nếu tạo một lối sống lành mạnh, sinh hoạt một cách khoa học, xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất.

Bên cạnh đó để có một đôi mắt sáng khỏe, làm giảm và ngăn ngừa cận thị cần bổ sung những dưỡng chất cần thiết qua sản phẩm bổ mắt.

Stavision là sản phẩm bổ mắt nổi bật trên thị trường hiện nay, được nhiều người biết đến qua các thành phần từ thiên nhiên, mang lại hiệu quả cao, đặc biệt dành cho đối tượng bị cận thị.

Stavision có chứa các thành phần như:

Bilberry extract (Cao Việt Quất): Đây là thành phần quan trọng nhất trong Stavision vì trong quả Việt Quất có chứa anthocy anosid có tác dụng làm tăng sắc tố võng mạc, tăng độ nhạy cảm của mắt trong việc phân biệt các chi tiết, màu sắc, tăng khả năng dung nạp ánh sáng giúp võng mạc thích nghi với các cường độ ánh sáng khác nhau, có tác dụng tăng cường thị lực cho mắt và vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại đến võng mạc, làm bền thành mạch, tăng cường dinh dưỡng cho mắt giúp mắt không bị mỏi, cải thiện các dấu hiệu đau, xót, nhức, mỏi mắt,…

Beta carotene: Beta caroten có tác dụng chống oxy hóa cao, ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho cơ thể, đặc biệt là ở mắt, giúp tăng thị lực cho mắt và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về mắt.

Natri chondroitin sulfat: Natri chondroitin sulfat là một polysaccharid, được chiết xuất từ sụn vi cá mập,  có tác dụng duy trì tính đàn hồi của các sợi chun tại các mô liên kết: Gân, cơ, dây chằng, đặc biệt là trong các tổ chức mắt giúp ổn định cấu trúc mắt.

Kẽm: Kẽm là một chất chống oxy hóa quan trọng cho sức khỏe của mắt. Kẽm có tác dụng giúp máu lưu thông trong mắt dễ dàng, ngăn ngừa khô mắt, rát và mỏi mắt.

Stavision là sự kết hợp của các dưỡng chất trên, các dưỡng chất này vô cùng cần thiết để giúp nuôi dưỡng và bảo vệ đôi mắt khỏi các gốc tự do gây hại, chống sự oxy hóa ở mắt.

Có thể nói Stavision là sản phẩm tối ưu trong việc bổ sung dưỡng chất giúp làm giảm khô mắt, mỏi mắt, mắt nhìn mơ. Đặc biệt Stavision còn giúp phòng ngừa cận thị và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh cận thị một cách an toàn và hiệu quả.

 

18 Th6 2019
thuốc bổ mắt dành cho người già, cao tuổi, trung niên

Bệnh đục thủy tinh thể – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hiện nay có nhiều bệnh nhân không biết mình bị đục thủy tinh thể và nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Điều này dẫn đến tình trạng phát hiện bệnh muộn và không thể chữa trị. Vì vậy người bệnh cần biết rõ triệu chứng, nguyên nhân của bệnh là gì và cách điều trị căn bệnh này.

Bệnh đục thủy tinh thể là gì?

Thể thủy tinh còn được gọi là thấu kính của mắt. Bộ phận này có kích thước bằng hạt bắp, trong suốt và nằm sau con ngươi.

Bình thường thấu kính này phải trong suốt để ánh sáng có thể đi qua và hội tụ tại võng mạc, giúp mắt nhìn thấy rõ mọi vật.

Đục thủy tinh thể (còn được gọi là cườm khô, cườm đá, cườm hạt) là một căn bệnh khi thể thủy tinh bị mờ, khiến cho ánh sáng bị tán xạ và không thể đi qua để vào võng mạc, vì vậy hình ảnh mà mắt nhìn thấy được cũng sẽ bị mờ đi.

Căn bệnh này thường xuất hiện ở người từ 50 tuổi trở lên, nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm suy giảm thị lực dẫn đến mù lòa.

Triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể

  • Giảm thị lực: Mắt nhìn mờ, nhanh mỏi khi tập trung nhìn vào màn hình tivi, máy vi tính, điện thoại di dộng hoặc khi đọc sách báo
  • Bình thường cần đeo kính khi đọc sách mới nhìn rõ chữ, nhưng sau một thời gian bỏ kính ra mới nhìn rõ chữ
  • Ban đêm nhìn thấy đèn xe sẽ bị lóe sáng, ban ngày bị chói sáng khó nhìn, khi vào trong mát dễ nhìn hơn.
  • Hình ảnh nhìn thấy bị nhòe đi, cảm giác có một màn sương che phủ trước mắt
  • Nhìn một vật ra hai hoặc ba hình ảnh giống nhau
  • Cảm thấy có hiện tượng ruồi bay, chấm đen, đóm đen xuất hiện trước tầm nhìn.

Nguyên nhân gây ra bệnh đục thủy tinh thể

  • Tuổi tác: Do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Khi còn trẻ, thể thủy tinh sẽ trong suốt, nhưng càng lớn tuổi thể thủy tinh sẽ mờ dần
  • Chấn thương: Khi bị chấn thương vùng mắt cũng có thể gây ra bệnh đục thủy tinh thể.

Ngoài ra còn có có yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:

  • Căng thẳng trong thời gian dài
  • Mắt tiếp xúc nhiều với tia tử ngoại, tia hồng ngoại
  • Môi trường sống: Vùng nắng nhiều và gay gắt, vùng bị ô nhiễm
  • Người bệnh bị các bệnh về mắt tái đi tái lại nhiều lần như viêm giác mạc, viêm kết mạc, khô mắt,…
  • Người mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, cao huyết áp,…
  • Sử dụng thuốc: Người sử dụng thuốc để điều trị một số loại bệnh gây tác dụng phụ lên mắt
  • Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng khiến mắt không đủ dưỡng chất cần thiết
  • Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá
  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có tiền sử bị bệnh đục thủy tinh thể.

XEM THÊM http://thuocbomat.duocphamnamthaiduong.com/san-pham/duc-thuy-tinh-the-thoai-hoa-diem-vang/

Cách điều trị bệnh đục thủy tinh thể đúng cách

Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mù lòa trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Vì vậy người mắc căn bệnh này cần được điều trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh được chia theo hai trường hợp như sau:

1. Điều trị bệnh ở giai đoạn đầu

Nếu bệnh chỉ mới ở giai đoạn đầu và chưa giảm thị lực nhiều, người bệnh chưa cần thiết làm phẫu thuật.

Trong trường hợp này, người bệnh cần cung cấp vitamin C, A, E, …cho mắt để làm chậm sự tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể.

Ngoài ra cần tăng cường ánh sáng nơi làm việc, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đeo kính râm hoặc đội mũ rộng vành khi đi ra ngoài.

Người bệnh cần tạo một lối sống lành mạnh : Không uống rượu, bia và hút thuốc lá.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung thêm Lutein và zeaxanthin cho mắt.

Bênh cạnh đó, các bác sĩ tại các bệnh viện mắt cũng khuyên người bệnh nên dùng thêm sản phẩm Luxanthin E – cung cấp Lutein và Zeaxanthin tự nhiên cho cơ thể nhằm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đục thủy tinh thể.

Ngoài ra Luxanthin E còn cung cấp dưỡng chất như vitamin E, vitamin A giúp tăng cường thị lực, bảo vệ đôi mắt sáng khỏe hơn.

2. Điều trị bệnh ở giai đoạn nặng

Bệnh đục thủy tinh thể khi tiến triển nặng hơn sẽ làm thị lực giảm sút đáng kể. Lúc này phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật.

Người bệnh sẽ được làm phẫu thuật bằng cách đặt thể thủy tinh nhân tạo vào mắt thay cho thể thủy tinh tự nhiên đã bị mờ đi.

Phương pháp này sẽ giúp người bệnh hồi phục thị lực nhanh chóng và ít xảy ra biến chứng.

 

22 Th6 2017

3 phương pháp để không tăng độ cận thị

Để không tăng độ cận thị, việc quan trọng nhất là phải tập luyện cho mắt và duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt

Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho mắt như vitamin A, B, kẽm, beta carotene, crom, selen… Chúng không chỉ có tác dụng làm máu lưu thông dễ dàng, ngăn ngừa sự mệt mỏi, khô rát. Mà còn giúp đôi mắt khỏe hơn, sáng hơn và giúp ổn định thị lực nữa. Vì vậy, nên ăn nhiều cà rốt, trứng gà, sữa, rau dền, rau ngó, thịt bò, thủy hải sản… Bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm như dầu gấc, omega 3-6-9, thuốc hỗ trợ mắt.

Nếu không có điều kiện và thời gian sử dụng thực phẩm bổ mắt, bạn có thể sử dụng thuốc bổ mắt như Tovision, Stavision  có nhiều dưỡng chất bổ sung cho mắt

XEM THÊM:

>>>thuốc bổ mắt tovision 

>>>thuốc bổ mắt stavision

Sinh hoạt hàng ngày

Một trong những điều cốt yếu nhất về thị lực là ánh sáng thích hợp. Cả ánh sáng quá mạnh lẫn ánh sáng quá mờ đều làm cho mắt mệt mỏi, cần phải tránh.

Khi học tập hay làm việc, đặc biệt là khi tiếp xúc với máy tính, sách vở, hãy giữ cho mình một khoảng cách “an toàn” cho mắt (30 – 35cm), tư thế ngồi chính diện đối với màn hình, không cao hoặc thấp hơn so với tầm mắt, những điều này sẽ giúp mắt đỡ bị mỏi hơn đồng thời là cách đơn giản nhất để giúp mắt không bị tăng độ thêm.

Lưu ý, không nên thức quá khuya vì sẽ gây ảnh hưởng xấu cho đôi mắt, cũng không nên xem ti vi 2 – 3 giờ liền, mắt sẽ phải chịu cường độ làm việc nhiều hơn, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, khô mắt. Vì thế, tuân thủ thời gian làm việc, nghỉ ngơi đúng quy định là một điều rất quan trọng.

Ngoài ra, cần đi khám mắt định kỳ hàng năm để được chẩn đoán và xác định được tình trạng chính xác của mắt.

Tập luyện cho mắt cận thị

Nếu cận dưới 0,75 độ thì không cần phải đeo kính thường xuyên. Còn ở ngưỡng 1- 2 độ chỉ nên đeo khi nhìn vật ở xa, hạn chế sự điều tiết của mắt. Khi không làm việc hoặc chỉ làm việc đơn giản, nên tháo kính và để cho mắt thư giãn. Nếu cứ đeo kính liên tục cả ngày, lâu dần thành thói quen. Khi đó, mắt sẽ phải lệ thuộc vào kính, dù là nhìn các vật ở cự ly gần.

Sau thời gian hoạt động từ 45 – 60 phút, thư giãn đôi mắt với những bài tập đơn giản.  Bài tập bao gồm nhìn qua cửa sổ, tránh nhìn tivi, máy tính hoặc đứng dậy đi lại. 

10 Th5 2017

Những loại thực phẩm bổ mắt giúp tăng cường thị lực

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc bổ mắt, liệu pháp xoa bóp, bạn còn có thể tăng cường thị lực bằng các loại hoa quả, thức ăn. thực phẩm bổ mắt

Theo dinh dưỡng học hiện đại, những thực phẩm có ích cho thị lực cần chứa nhiều các chất như vitamin A, beta-caroten, vitamin C, vitamin E, lutein, selenium…

Như vậy, để nuôi dưỡng và bảo vệ hoạt động của mắt được tốt và lâu bền, chúng ta nên sử dụng thường xuyên các thực phẩm sau:

– Giàu vitamin A: gan gà, gan heo, gan bò, gan vịt, lươn, trứng vịt lộn, trứng gà, trứng vịt, sữa, thịt vịt, cá chép…

– Giàu beta-caroten (khi vào cơ thể sẽ biến đổi thành vitamin A): các loại trái cây có màu vàng cam như cà rốt, đu đủ, gấc, bí đỏ, khoai lang nghệ, ớt vàng Đà Lạt…; các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau húng, tía tô, rau dền, rau muống, rau ngổ, rau cần, rau mồng tơi, cải bẹ xanh, rau lang, hẹ, súp lơ xanh…

Những thực phẩm có ích cho thị lực cần chứa nhiều các chất như vitamin A, beta-caroten, vitamin C, vitamin E,…

– Giàu vitamin C: chanh, cam, quít, bưởi, dâu tây, cà chua, rau ngót, rau đay, mồng tơi, súp lơ, cải bẹ trắng, ớt, kinh giới, rau ngò, thì là, hành lá, ổi, đu đủ, nhãn, táo tây, nho, dứa… (giúp phòng ngừa bệnh đục thuỷ tinh thể, tăng cường thị lực).

– Giàu vitamin E (chống oxy hoá, giảm nguy cơ cườm mắt): dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu phộng, mầm lúa, mầm đậu, các loại hạt (hướng dương, bí, hạt dưa…), các loại đậu hạt, măng tây, mỡ cá, sữa, thịt, gan…

– Giàu lutein (bảo vệ võng mạc mắt): bắp, trứng, cải bó xôi, cải xoăn…

Giàu selenium (chống oxy hoá, bảo vệ mắt và não): hải sản (cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến…), thịt, gan, cật, trứng, ngũ cốc, dầu hướng dương, dầu mè.

Những thực phẩm bổ dưỡng cho đôi mắt sáng

1. Quả bơ:  Quả bơ là một trong những loại quả tốt nhất cho mắt do có chứa nhiều lutein – một carotenoid có khả năng cải thiện tình trạng thiếu máu cục bộ tại võng mạc (giảm lưu lượng máu đến võng mạc), giúp chống các bệnh về thuỷ tinh thể và thoái hoá mắt. Ngoài ra còn chứa rất nhiều những vitamin bổ dưỡng cho mắt như: vitamin A, vitamin C, vitamin B6, và vitamin E.

2. Cà rốt: Đây là loại củ từ lâu đuợc biết đến rất bổ dưỡng cho mắt nhờ có nhiều vitamin A.

3. Trứng:  Trong trứng có rất nhiều những chất có lợi cho mắt như vitamin A, zinc, lutein, lecithin, B12, vitamin D, và cysteine.

4. Cải xanh:  Trong cải xanh có nhiều các dinh dưỡng thiết yếu cho mắt như: vitamin C, canxi, lutein, zeaxanthin, và sulforaphane.

5. Rau chân vịt:  Rau chân vịt (rau Spinach) còn được gọi là cải bó xôi, không chỉ chứ nhiều vitamin A mà còn có nhiều dưỡng chất tốt cho mắt như lutein và zeaxathin.

Cải xoăn cũng có nhiều vitamin A, lutein, và zeaxathin.

6. Cải xoăn:  Giống như cải bó xôi, cải xoăn cũng có nhiều vitamin A, lutein, và zeaxathin.

7. Cà chua:  Được biết đến chứa nhiều vitamin C và lycopene, hai loại dinh dưỡng rất bổ cho mắt.

8. Hạt hướng dương:  Hạt hướng dương chứa nhiều selenium, một chất dinh dưỡng có khả năng chống lại bệnh đục thuỷ tinh thể và tăng khả năng thị lực.

9. Tỏi:  Trong tỏi có nhiều selenium và các chất dinh dưỡng cần thiết cho mắt như vitamin C và quercetin.

10. Cá hồi:  Cá hồi chứa nhiều acid béo omega-3, một chất rất quan trọng cho việc tăng cường thị lực. Ngoài ra trong cá hồi còn có các chất acid Folic, vitamin D, vitamin B6, vitamin B12, và vitamin A.

Một vài món ăn làm sáng mắt

1. Gan gà  chưng câu kỷ tử:  gan gà (rửa sạch, xắt mỏng) 60g, câu kỷ tử 30g, táo đỏ (bỏ hột) 4 quả, gừng tươi 2 lát mỏng. Các thứ làm sạch, cho vào bát sành, đem chưng cách thuỷ khoảng hai giờ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn lúc đói bụng.

2. Gan heo nấu táo đỏ:  Gan heo (rửa sạch, xắt miếng) 60g, táo đỏ 8 quả, hoài sơn (củ khoai mài) 20g. Các thứ rửa sạch, cho vào bát sành, đem chưng cách thuỷ ba giờ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn lúc đói bụng hoặc trong bữa cơm.

3.Canh gan heo – cải bó xôi:  gan heo (rửa sạch, xắt mỏng, ướp gia vị) 100g, cải bó xôi 250g. Nấu canh để ăn trong bữa cơm.

4. Canh trứng gà – câu kỷ tử:  trứng gà hai quả, câu kỷ tử 30g, hồng táo (hoặc táo đen) 10 quả. Nấu câu kỷ tử và táo với lượng nước vừa đủ, sôi khoảng một giờ, cho trứng gà vào khuấy đều, nấu thêm đến khi trứng chín. Nêm gia vị cho vừa ăn, dùng ăn trong bữa cơm.

5. Canh lươn – hà thủ ô:  lươn (làm sạch) 150g, hà thủ ô 10g, đậu đen (ngâm mềm) 60g, táo đỏ bốn quả, gừng tươi hai lát mỏng. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, hầm khoảng ba giờ cho nhừ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng trong bữa cơm.
 
Ngoài ra, để giúp sáng mắt, giải nhiệt, có thể dùng một trong các loại sau: các hoa 10 – 12g, thảo quyết minh 10 – 12g, lá dâu tằm 12 – 16g, hạt cây mắc cỡ đỏ (trinh nữ tử) 8 – 10g… hãm với nước sôi để làm trà uống trong ngày.

Món ăn giúp tăng cường thị lực.

Những thói quen có hại cho đôi mắt

– Làm việc máy tình liên tục trong thời gian dài khiến cho thị lực của mắt giảm.

– Dùng máy tính: Việc sử dụng máy tính liên tục trong thời gian dài là nguyên nhân khiến cho thị lực của mắt giảm bao gồm: mờ mắt, khô mắt, đau mắt, nhức mỏi mắt, cận thị, loạn thị…

– Đọc sách: Đọc sách nhiều, không đúng tư thế, khoảng cách…sẽ khiến cho mắt gặp phải rất nhiều các vấn đề về mắt, đặc biệt là bệnh cận thị.

– Xem tivi: Khi xem tivi nhiều, các tia bức xạ của tivi cũng có thể gây ra những tổn thương nhất định cho mắt, nhất là đối với mắt trẻ nhỏ vì các tế bào thị lực của trẻ còn chưa phát triển và hoàn thiện.

– Môi trường: Không khí ô nhiễm, không gian không đủ ánh sáng hoặc quá sáng cũng là nguyên nhân làm mắt yếu đi.

– Vệ sinh mắt: Vệ sinh mắt không đúng cách là nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt. Để bảo vệ mắt, bạn cần biết vệ sinh mắt đúng cách.

Ngoài ra, các yếu tố di truyền, căng thẳng, mệt mỏi, bệnh tật (bao gồm các bệnh có liên quan trực tiếp tới mắt như: viêm kết mạc, đau mắt đỏ, cận thị, viễn thị, loạn thị… hoặc các bệnh khác như: tiểu đường, cao huyết áp…) cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt.

26 Th4 2017

3 Cách tập luyện mắt hiệu quả từ Đại Thần Y Trung Quốc

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân dẫn tới các bệnh về mắt gia tăng chóng mặt. Ngoài việc sử dụng thuốc bổ mắt, bạn hoàn toàn có thể tập luyện mắt hiệu quả để hạn chế bệnh về mắt.

Một trong những kinh nghiệm vô cùng quý giá về phương pháp điều chỉnh thị lực của giáo sư Hạ Phổ Nhân – một danh y đại sư của Trung Quốc, được Hội Y học Trung Quốc gọi là “thần châm” (bậc thầy giỏi như thần về châm cứu) được giới thiệu sau đây có thể là thông tin tham khảo tốt cho người có bệnh về mắt.

Khoảng 30 năm trước, Giáo sư Nhân có bệnh về mắt, đục thủy tinh thể, gần như bị mù. Trong bối cảnh thời đó, điều kiện chữa bệnh chưa hiện đại như ngày nay, ông đã dùng các biện pháp điều trị theo đông y, và mắt sáng rõ lên theo thời gian.

Áp dụng những phương pháp tập luyện đơn giản hàng ngày, đến nay, dù giáo sư Nhân đã 85 tuổi, nhưng ông vẫn có thể đọc sách báo, chơi bài mà không cần phải đeo kính. Dưới đây là phương pháp tập luyện mắt đơn giản mà bạn có thể thực hiện hàng ngày do giáo sư chỉ dẫn:

1. Xoay mắt: làm mắt tinh, thông huyết, ngăn ngừa đục thủy tinh thể

Phương pháp này rất đơn giản, chỉ cần khép mắt nhẹ, thư giãn, xoay tròng mắt theo chiều kim đồng hồ 36 lần, đổi chiều xoay tiếp 36 lần.

Nếu kiên trì tập phương pháp này, các bệnh về mắt sẽ giảm đi thấy rõ, không chỉ có tác dụng chữa bệnh đục thủy tinh thể, viễn thị, hoa mắt, mà còn có tác dụng phòng chống cận thị hiệu quả.

Giáo sư Nhân cho biết, đây bài tập được đánh giá cao từ xưa đến nay, giúp làm máu chạy nhanh hơn, một số chất cặn bã được đào thải nhanh chóng, từ đó hạn chế được triệu chứng đục thủy tinh thể phát triển.

Y học hiện đại cũng đã phát hiện ra rằng, khi xoay chuyển mắt có thể có thể giúp các mao mạch mắt hoạt động, thúc đẩy tuần hoàn máu, do đó cải thiện sự trao đổi chất trong mắt, giúp kiểm soát sớm và đục thủy tinh thể.

Giáo sư Đông y: Dù gần như bị mù, nhưng tôi đã tự làm mắt mình sáng lại theo cách này - Ảnh 1.

Khép mắt hờ, xoay tròng mắt vòng tròn 36 lần rồi đổi chiều (Ảnh giáo sư Nhân hướng dẫn)

2. Bấm huyệt thừa khấp: Chống viễn thị, giảm cận thị

Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt thừa khấp. Mắt hướng thẳng về phía trước, tròng đen nhìn xuống dưới, huyệt thừa khấp nằm ở xương hốc mắt dưới. Dùng ngón trỏ day bấm nhiều lần.

Kể từ năm 47 tuổi, giáo sư Nhân đã có dấu hiệu mắt mờ, giảm thị lực, phải đeo kính nặng độ nhưng mắt vẫn không nhìn rõ. Giáo sư đã nghiên cứu và áp dụng bài bấm huyệt này vào mỗi buổi sáng thức dậy, coi như là một giải pháp cung cấp máu cho đôi mắt.

Sau một thời gian kiên trì thực hiện, mắt ông đã cải thiện rõ rệt.

Giáo sư Đông y: Dù gần như bị mù, nhưng tôi đã tự làm mắt mình sáng lại theo cách này - Ảnh 2.

Day bấm huyệt thừa khấp (Ảnh giáo sư Nhân hướng dẫn)

3. Bấm huyệt minh nhãn: Giảm mệt mỏi mắt, nuôi dưỡng mắt sáng

Bằng một phương pháp mát-xa đơn giản, khi vào giờ nghỉ ngơi, hoặc chờ xe buýt, hay bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bạn nên bấm huyệt minh nhãn, huyệt phong nhãn để giảm chứng mỏi mắt.

Trước khi đi ngủ, nếu bạn không phải là người dễ ngủ, khuyến khích việc bấm huyệt để loại bỏ mệt mỏi mắt, giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ, phương pháp này cũng có thể ức chế quá trình đục thủy tinh thể do tuổi già.

Ngoài ra, bấm huyệt này cũng có thể làm giảm chứng viêm kết mạc cấp tính, tất cả các triệu chứng liên quan đến mắt. Những người làm việc với máy tính, công việc cần dùng mắt nhiều, nên bấm huyệt này 2 lần mỗi ngày.

Giáo sư Đông y: Dù gần như bị mù, nhưng tôi đã tự làm mắt mình sáng lại theo cách này - Ảnh 3.

Cách bấm huyệt

Cách bấm huyệt: Dùng ngón trỏ và ngón cái của tay này, bấm day huyệt cho tay kia rồi đổi ngược lại. Mỗi lần bấm từ 3-5 phút, cho đến khi cảm thấy hơi đau hoặc nóng vùng huyệt thì dừng lại. Tiện lợi nhất là bấm vào buổi sáng và tối, trước và sau khi ngủ dậy.

Giáo sư Đông y: Dù gần như bị mù, nhưng tôi đã tự làm mắt mình sáng lại theo cách này - Ảnh 4.

Giáo sư Hạ Phổ Nhân, là một quốc y đại sư của Trung Quốc, thành viên Hiệp hội Khoa học Trung Quốc, cố vấn cao cấp Hiệp hội Châm cứu Trung Quốc, Hội trưởng Hội châm cứu Bắc Kinh và rất nhiều chức anh uy tín khác, công tác tại Trung tâm Châm cứu, Bệnh viện Trung y Bắc Kinh, thuộc Đại học Khoa học y khoa Thủ đô (Trung Quốc).

Giáo sư Đông y: Dù gần như bị mù, nhưng tôi đã tự làm mắt mình sáng lại theo cách này - Ảnh 5.

Giáo sư Hạ Phổ Nhân trực tiếp đào tạo nghề cho các thế hệ kế cận.

Call Now Button18009215